Cách phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương

Loãng xương và thoái hóa khớp gối đều là những bệnh phổ biến và bị rất nhiều người mắc phải.Tuy nhiên hai bệnh này có những nguyên nhân và triệu chứng tương đối giống nhau mà người bệnh sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân cũng như biểu hiện của từng bệnh để từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh đúng đắn. 

Nhiều người có thể nhầm lẫn bệnh thoái hóa khớp gối (knee osteoarthritis) và loãng xương (osteoporosis), tuy nhiên, đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau: 

• Thoái hóa khớp gối: là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp, sụn bị thoái hóa làm cho khả năng đệm của khớp gối giảm đi, khiến cho xương bị chà xát vào nhau gây đau đớn, sưng, cứng khớp và giảm khả năng vận động của đầu gối. 



• Loãng xương: là một căn bệnh phổ biến do giảm mật độ xương, khiến xương trở nên yếu và dễ bị rạn, gãy, gây đau đớn, thay đổi tư thế và khó khăn khi di chuyển. 

Tình trạng loãng xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thoái hóa khớp khiến quá trình này diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Khi phân biệt rõ hai bệnh lý thoái hóa khớp và loãng xương, bạn sẽ có thể phát hiện sớm và kịp thời ngăn ngừa các biến chứng. 


Triệu chứng của bệnh loãng xương và thoái hóa khớp là gì 

Thoái hóa khớp gối : Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối có thể bao gồm: 

• Đau hơn khi bạn hoạt động, nhưng cảm thấy tốt hơn một chút khi nghỉ ngơi 

• Sưng 

• Cảm giác ấm trong khớp 

• Cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngồi một lúc 

• Giảm khả năng vận động của đầu gối khiến cho việc ngồi vào và ra khỏi ghế hoặc xe hơi, sử dụng cầu thang hoặc đi bộ trở nên khó khăn 

• Nghe thấy tiếng kêu, âm thanh giống như rạn nứt khi đầu gối di chuyển 

Loãng xương 



Loãng xương thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng sau nhiều năm, người bị loãng xương có thể nhận thấy các dấu hiệu như: 

• Đau lưng 

• Giảm chiều cao 

• Tư thế còng lưng 

Đối với một số người, dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh loãng xương là bị gãy xương (thường ở cột sống hoặc hông). 

Sau lần gãy xương đầu tiên, người bệnh có nhiều khả năng bị gãy xương lần nữa. 

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương và thoái hóa khớp 

Thoái hóa khớp gối: 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa khớp gối là tuổi tác. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng đóng vai trò làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối ở độ tuổi sớm hơn. 



• Tuổi tác: khả năng hồi phục của sụn giảm đi theo thời gian. 

• Cân nặng: trọng lượng làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. 

• Di truyền: một số đột biến di truyền có thể khiến một người có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn. 

• Giới tính: phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn nam giới. 

• Chấn thương: một số người làm công việc đòi hỏi vận động nhiều hay dễ chấn thương sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn. 

• Các bệnh khác: người bị viêm khớp dạng thấp, mắc một số rối loạn chuyển hóa như quá tải sắt hoặc thừa hormone tăng trưởng đều có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. 

<<< Xem thêm : Tê bì chân tay uống thuốc gì >>> 

Loãng xương 

Nguyên nhân gây ra loãng xương vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên căn bệnh này tiến triển trong suốt cuộc đời mỗi người. 

Cơ thể chúng ta thường xuyên phá vỡ xương cũ để tái tạo lại xương mới. Quá trình này được gọi là kiến tạo lại xương: 

• Giai đoạn ấu thơ: xương lớn dần và khỏe hơn. Khối lượng xương đạt cao nhất vào độ tuổi 30. 

• Giai đoạn trưởng thành: cơ thể sẽ tái tạo xương nhiều hơn phá vỡ xương. 

Nhưng theo thời gian, quá trình kiến tạo xương thay đổi. Tỷ lệ tạo xương mới chậm dần khiến mật độ xương giảm nhanh chóng. 

Khi tình trạng mất xương trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn tới loãng xương. 

Trên đây là những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh loãng xương và thoái hóa khớp, chúng đều có những đặc điểm đặc trưng khác nhau nên người bệnh cần tìm hiểu rõ để có phương pháp điều trị đúng đắn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét